Tuyển sinh lớp 6 trường chuyên: Quy định có từ lâu nhưng thực hiện lại bị động
Trong diễn biến khác, số liệu vừa cập nhật từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô của thị trường tỉ dân trong tháng 3 đã giảm 6% so cùng kỳ năm ngoái. Tính hết quý 1, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng nhẹ 0,7% so quý 1/2023. Phần lớn sự gia tăng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong những tuần gần đây là do nguồn dầu thô giá rẻ dồi dào của Nga, vốn bị cản trở trên đường đến Ấn Độ bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã tìm được chỗ đứng ở nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.Những tấm lòng vàng 5.4.2024
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.
1,5 tỉ đồng mua bò giống, gà giống, cây con... tặng thanh niên miền núi Quảng Trị
“Buồng lái lu CASE có cabin điều hòa giúp tôi có thể điều khiển xe trên công trình suốt 5,6 tiếng đồng hồ mà không hề cảm thấy nóng nực hay có bụi bẩn cản trở quá trình làm việc” - Một tài xế xe lu rung Cabin 1110EX-D chia sẻ sau khi trải nghiệm dòng xe này.
Ngày 16.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau đã có kết luận kiểm tra việc thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại Công ty TNHH Dược phẩm TVT - Phòng khám đa khoa Sài Gòn (gọi tắt là Phòng khám Sài Gòn, đặt tại TT.Trần Văn Thời, H.Trần Văn Thời, Cà Mau). Thời kỳ kiểm tra từ tháng 2.2023 đến ngày 30.6.2024.Trong năm 2023, BHXH tỉnh Cà Mau dự kiến chi 18,196 tỉ đồng cho KCB BHYT tại phòng khám này. Tuy nhiên, Phòng khám Sài Gòn đã thực hiện KCB ngoại trú cho 99.715 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán hơn 25,498 tỉ đồng, vượt dự kiến chi 7,229 tỉ đồng. Chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 255.709 đồng. Phòng khám đã được tạm ứng 16,949 tỉ đồng.Trong 6 tháng đầu năm 2024, phòng khám tiếp tục KCB ngoại trú cho 69.176 lượt bệnh nhân, tổng chi phí đề nghị thanh toán 18,270 tỉ đồng, chi phí bình quân mỗi lượt điều trị là 264.117 đồng. BHXH H.Trần Văn Thời đã tạm ứng và cấp chuyển kinh phí KCB BHYT 17,179 tỉ đồng, trong đó thanh toán quý 2/2023 là 3,575 tỉ đồng và tạm ứng quý 1/2024, quý 2/2024 là 13,064 tỉ đồng.Đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng. Cụ thể, chọn ngẫu nhiên 6 trường hợp bệnh thuộc danh mục bệnh điều trị dài ngày/mãn tính trong năm 2023, nhưng phòng khám không có lập hồ sơ bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử theo quy định dù các bệnh nhân này khám bệnh thấp nhất là 31 lần/năm, cao là 42 lần/ năm, vi phạm Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, nhiều bác sĩ không làm việc nhưng vẫn có phát sinh y lệnh, như bác sĩ N.C.N. (4 ngày), D.T.H. (6 ngày), T.T.L. (3 ngày), T.V.H. và H.L.T.N. (2 ngày).Ngoài ra, bác sĩ T.M.T ký hợp đồng lao động với Phòng khám Sài Gòn, có đăng ký làm việc trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng lại tham gia BHXH tại Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam (TP.HCM). Một số bác sĩ như L.T.B., N.T.T.H. và L.T.N. chưa được đăng ký hành nghề trên cổng thông tin Sở Y tế Cà Mau. Trường hợp bà N.T.T.H. không có tên trong danh sách người hành nghề tại phòng khám đăng ký trên cổng thông tin Sở Y tế tỉnh Cà Mau, nhưng vẫn có chấm công làm việc, đồng thời tham gia BHXH tự nguyện tại Mỏ Cày Bắc (Bến Tre).Đoàn kiểm tra cũng phát hiện phòng khám thanh toán chi phí KCB BHYT không đúng quy định với tổng số tiền 106 triệu đồng. Một số dịch vụ kỹ thuật như điện châm, cấy chỉ điều trị đau lưng, mất ngủ, và các hội chứng vai gáy chưa được Sở Y tế tỉnh Cà Mau phê duyệt nhưng vẫn được thanh toán BHYT. Nhiều trường hợp khâu vết thương phần mềm không có hồ sơ ngoại trú, không mở sổ theo dõi, không vẽ lượt đồ hoặc mô tả độ nông sâu của vết thương.Trước những sai phạm trên, BHXH tỉnh Cà Mau yêu cầu Phòng khám Sài Gòn và BHXH H.Trần Văn Thời rà soát, khắc phục sai sót, đồng thời báo cáo kết quả xử lý để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật.
Chứng khoán chốt năm Quý Mão tăng tưng bừng, VN-Index lên sát 1.200 điểm
Theo ghi nhận của Thanh Niên vào chiều 5.3 tại trụ sở Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra, làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ việc gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, PV Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn H.Nghĩa Hưng và H.Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng. Đặc biệt, người dân cho biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà cắn răng chịu đựng.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng sự độc quyền để gây khó khăn cho người dân.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành. Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tòa tuyên phạt Hoan và Hoa mỗi người 2 năm tù, Tiến 3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở KH-ĐT tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Lộc, Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình) thực hiện. Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, 6 đồng phạm còn lại (có Nguyễn Thị Dương, vợ Đường "Nhuệ") bị tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù về cùng tội danh.Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ.Trong đoạn clip được đăng tải, những người đang đeo khăn tang tỏ ra bức xúc với nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khi phải trả giá cao để mua hũ tro cốt cho người thân. "Tôi không có tiền, có mỗi cái quách mà bắt tôi mua với giá 9 - 10 triệu, tôi không thể bình tĩnh được", người dân phản ứng.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, Nam Định) người xuất hiện trong đoạn clip cho biết, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu gia đình không bị nhân viên công ty ép mua quách, tiểu với giá cao để đựng hài cốt."Lúc đầu, khi giới thiệu dịch vụ hỏa táng, họ không nói luôn chúng tôi phải chuẩn bị một cái quách hay tiểu như này để gia đình cân đối. Khi thiêu xong, chúng tôi mới nhận được thông tin phải mua thêm quách để đựng tro cốt. Sau đó, cả gia đình bàn bạc mua quách cùng phụ kiện tang lễ với tổng giá tiền 10,5 triệu đồng", anh Viên nói.Mặc dù đã chọn được quách ưng ý để đựng tro cốt nhưng gia đình anh Viên bị nhân viên từ chối và không cho lấy quách đó với lý do bé, kích thước không vừa rồi chỉ sang khu vực quách có giá cao hơn. Gia đình thắc mắc hỏi vì sao không cho lấy quách đó mà phải chọn quách giá cao với giá vài chục triệu đồng thì được nhân viên trả lời "quách giá cao sẽ rộng hơn".Sau đó, người nhà anh Viên bức xúc và muốn ra ngoài mua quách nhưng tiếp tục bị công ty từ chối. "Không được phép mang quách bên ngoài vào, họ bắt buộc đến đó dùng đồ bên trong hết", anh Viên nói tiếp.